Khái quát về tín ngưỡng Tứ Pháp Tứ_pháp

Nền nông nghiệp Việt Nam cổ xưa được thể hiện qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Như vậy nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong một nền nông nghiệp thuộc văn minh lúa nước. Nguồn nước chính phục vụ nông nghiệp vẫn đến từ mưa (Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm), muốn có mưa thì phải có mây, trước khi có mưa thì phải có sấm chớp. Vì thế những vị thần tự nhiên của người Việt bản địa là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp như một nhu cầu tự nhiên của cư dân nông nghiệp Việt cổ.

Bốn vị Tứ pháp chính gồm:

  • Pháp Vân (chủ quản mây)
  • Pháp Vũ (chủ quản mưa)
  • Pháp Lôi (chủ quản sấm)
  • Pháp Điện (chủ quản chớp)

Những vị thần tự nhiên này đã dung hòa với giáo lý đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ để tạo thành các nhân vật tín ngưỡng đặc biệt, vừa là Phật vừa là Thần. Điều này thể hiện trước nhất ở tên gọi có chữ Pháp đứng trước hiện tượng tự nhiên (Vân, Vũ, Lôi, Điện) cho thấy các vị thần đã thuộc về Phật giáo.

Trong bốn vị Tứ Pháp thì Pháp Vân và Pháp Vũ là hai vị được thờ cúng rộng rãi nhất. Thông thường Pháp Vân được coi là chị cả[4], là vị Phật "lãnh tụ", đại diện cho cả Tứ Pháp[5].

Ngoài những ý tưởng xây nên học thuyết và giáo lý, tín ngưỡng Tứ Pháp có cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho lý thuyết trên. Quần thể các chùa được xây ở khoảng cách địa lý gần nhau, cùng thờ một hoặc nhiều vị Tứ pháp hiện chỉ tồn tại trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, gọi là hệ thống chùa Tứ Pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tứ_pháp http://nomfoundation.org/nom-project/history-of-gr... http://baobacninh.com.vn/news/-/details/20182/than... http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-bac-ninh-xua... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://thuanthanh.bacninh.gov.vn/news/-/details/22... http://hannom.org.vn/web/tchn/data/8701.htm http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=572&Cati... http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9402v.htm http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/9502.htm